Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Công dụng và những bài thuốc hay về cây mã đề bạn nên biết!

4 phút, 55 giây để đọc.

Mã đề tuy chỉ là một loại cây cỏ, thân ngắn, sống lâu năm nhưng lại có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Trong lĩnh vực y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc về loài cây này. Vậy công dụng của chúng đối với sức khỏe của chúng ta như thế nào? Cách để làm những bài thuốc từ cây mã đề ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với OTEC nhé!

Công dụng chính

Mã đề có tính lạnh, vị ngọt và mang khá nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh sỏi thận. Hay nhiều bệnh khác như: bí tiểu, cảm lạnh, viêm khí quản, tả lỵ, bỏng, mụn nhọt, viêm gan,… Có tác dụng làm ngưng chảy máu cam, giúp mắt sáng hơn,..

Mã đề có đặc tính khá đặc trưng là thân nhẵn. Lá thường mọc ở xung quanh gốc cây với phiến hình thìa hoặc hình trứng. Có gân dọc trên sống lá với vị trí đồng quy ở ngọn hoặc gốc. Hoa của chúng được sinh ra từ kẽ lá.

Dùng mã đề trị ho

cây mã đề

 

Loài cây này có tác dụng khá tốt trong việc long đờm và trị ho.

Cây mã đề mọc trong tự nhiên có nhiều công dụng để điều trị các bệnh thường gặp

Thành phần của một số thuốc viên sử dụng hiện nay đều được bào chế từ cây mã đề; có tác dụng làm nhẹ một số triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp. Ngoài ra còn có thể chữa chứng ho, giúp hồi phục giọng nói ở một số bệnh nhân.

Thanh lọc cơ thể, trị mụn

Ngoài ra chúng còn được sử dụng để điều chế thuốc trị mụn và trị bỏng cho con người. Đa số, thuốc này đều có thể sử dụng trực tiếp lên vị trí bị mụn.

Giúp cơ thể kháng viêm, lợi tiểu

Theo Đông y thì mã đề có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, lợi tiểu tiện,…Phần lá còn có chứa các hoạt chất giúp gia tăng đào thải ure, muối trong thận và acid uric. Vì vậy có thể sử dụng cây mã đề để phòng ngừa và điều trị chứng bí tiểu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.

Một số bài thuốc điển hình

Cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng các bài thuốc đông y.

>>> Xem thêm nhiều bài viết về y học cổ truyền

Chữa bí tiểu

Các bạn sử dụng 12g hạt mã đề để sắc làm nước uống hàng ngày nhiều lần. Hoặc bạn cũng có thể sắc hạt cùng một ít lá để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Chữa viêm phế quản

hạt mã đề

Hàng ngày bạn chỉ cần dùng từ 6 đến 12g hạt mã đề để sắc uống nhiều lần trong ngày.

Khi trẻ bị mắc chứng ghẻ lở, có thể dùng mã đề để chữa. Bạn lấy 1 nắm mã đề rửa sạch rồi thái nhỏ, đun sôi lên với 150g giò sống. Cho trẻ ăn trong nhiều ngày sẽ khỏi.Nếu trẻ quá nhỏ, bạn nên nấu canh này thường xuyên cho bé ăn sẽ phòng được chứng chốc lở hiệu quả.

Giảm sốt

 

Sốt xuất huyết, lấy 50g mã đề tươi với 30g củ sắn dây sắc cùng 1 lít nước. Sau đó chia thành 2 phần bằng nhau. Hằng ngày uống 2 lần khi bụng còn đói và sử dụng liên tiếp khoảng 3 ngày. Những ngày sau chỉ cần uống một lần trong ngày cũng đã mang lại hiệu quả.

Nếu bị đại tiện ra máu dùng lá mã đề giã lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng sẽ có hiệu quả sau vài ngày sử dụng.

Khi trẻ em bị sởi gây ra một số biểu hiện của chứng tiêu chảy. Bạn có thể sử dụng hạt mã đề sao vàng lên để sắc uống. Nếu cảm thấy bí tiểu có thể thêm mộc thông vào sử dụng chung với hạt mã đề sắc uống hàng ngày.

Tiêu sỏi

cây mã đề

Hàng ngày, chuẩn bị 20g mã đề, 30g kim tiền thảo, 20g rễ cỏ tranh. Bỏ tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun với lửa nhỏ hoặc hãm như hãm trà để lấy nước uống trong ngày. Trong đó kim tiền thảo và rễ cỏ tranh đều là các vị thuốc giúp thanh nhiệt, kháng khuẩn và làm tan sỏi thận. Vậy nên khi kết hợp chúng với nhau, chúng ta sẽ được 1 bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu và phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng cực kì hiệu quả.

Sát khuẩn tiêu viêm

Mã đề có chứa các hoạt chất “kháng sinh” tự nhiên, có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Nên khi bị viêm gan siêu vi, có thể sử dụng mã đề kết hợp với một số vị thuốc khác để điều trị. Hàng ngày, chuẩn bị: 20g mã đề, 20g chỉ tử, 20g lá mơ, 40g nhân trần. Tất cả đã được thái nhỏ và sấy khô. Hãm hỗn hợp đã chuẩn bị với nước sôi như hãm trà, lấy nước uống trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng mã đề

Đối với phụ nữ có thai, bạn không nên sử dụng cây mã đề. Bởi nó có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe thai nhi.

Đối với người già cao tuổi, chức năng thận kém nên hay đi vệ sinh đêm nhiều cũng không nên sử dụng cây mã đề.

Đối với người sử dụng hạt mã đề cần có những kiến thức nhất định. Hoặc khi sử dụng mã đề trong bữa cơm hàng ngày cần kiêng một số chất kích thích như rượu, cà phê, gia vị,…

Nguồn: dongycotruyenvietnam.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *