cân đo tài chính
Gia Đình Lối Sống

Bí kíp giải quyết vấn đề tài chính trong dịp Tết đến cận kề

5 phút, 24 giây để đọc.

Từ việc đặt mục tiêu đến bí quyết chi tiêu khôn ngoan, chuyên gia tài chính ông McLay sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo tài chính trong dịp Tết này. Tiết kiệm tiền là điều nhiều người muốn làm nhưng để làm được điều đó cần rất nhiều công sức.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi GoBankingRates vào năm 2016 cho thấy những người thuộc mọi mức thu nhập hầu như không có tiền trong tài khoản tiết kiệm của họ. Có rất nhiều lý do khác nhau được đưa ra, có người chỉ đủ sống ở mức tiêu chuẩn, có người nhận lương rồi chỉ … trả nợ, cũng có người có thói quen tiêu dùng tệ khi tiêu tiền.

Nó trở thành một số tiền không cần thiết và gây ra tổn thất tài chính. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, nhà lập kế hoạch tài chính kiêm Giám đốc điều hành Financial Gym ông Shannon Mclay nói rằng mọi người đều có thể tiết kiệm tiền. Nhưng giữ như thế nào cho hợp lý, nhất là khi Tết cổ truyền đang đến gần, Tết này bạn có những khoản chi tiêu nào?

Đặt mục tiêu nhỏ, cụ thể và có thể đo lường được

Bạn chắc chắn có những mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như trả hết các khoản vay sinh viên hoặc dự định nghỉ hưu, nhưng Mclay nói: “Thành công được xây trên sự thành công.” Do đó, bạn có thể cân nhắc đặt ra những mục tiêu nhỏ trước khi mong đợi những mục tiêu lớn hơn sẽ thành công. Để truyền cảm hứng cho bạn.

Nếu được, bạn có thể thực hành tiết kiệm 5 – 10% thu nhập mỗi tháng và dần tăng chỉ tiêu nếu đã đạt được mục tiêu ban đầu. Từ những bước nhỏ, bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn với những mục tiêu lớn khác. Bạn cũng nên nghiêm túc đặt kỷ luật trong việc thực hiện các mục tiêu nhỏ này để làm tiền đề cho những điều vĩ mô hơn. Nếu bạn xem thường và lơ là việc nhỏ, ắt việc lớn sẽ khó thành.

Đặt mục tiêu nhỏ

Tham gia vào các thử thách tiết kiệm

McLay là người tích cực ủng hộ những thách thức tiết kiệm đang lan rộng trên Pinterest và Instagram, vì khoản tiết kiệm nhỏ hàng ngày cộng lại trong thời gian dài sẽ tạo nên kết quả lớn. Tuy nhiên, cô cũng cảnh báo, những thách thức như thế này có thể “thủ công đến mức bạn sẽ dừng lại vào tuần thứ hai”. Để duy trì và tránh sự lười biếng khi phải thực hiện thủ công, McLay khuyến nghị bạn nên chọn chế độ tự động tiết kiệm trên các ứng dụng tài chính hay tiện ích một cách an toàn.

 

Theo dõi chi phí chi tiêu

Bạn sẽ không biết cắt giảm và điều chỉnh chi tiêu thế nào nếu không biết tiền của mình đã về đâu. Bên cạnh việc dùng giấy và bút ghi chép theo cách truyền thống, bạn có thể nhờ đến các ứng dụng tiết kiệm hiện đại có chế độ bảo mật, sao lưu an toàn cùng hệ thống nhắc nhở hàng ngày. Nếu đã hình thành thói quen trong việc ghi chép thu chi, bạn sẽ dễ dàng thống kê và phân tích tài chính theo tuần, tháng hoặc năm để điều chỉnh cho phù hợp.

Theo dõi chi phí chi tiêu

Dùng tiền mặt

Với công nghệ hiện đại,; bạn có thể thanh toàn gần như mọi thứ bằng các ứng dụng thông minh một cách dễ dàng. Tuy nhiên, chính sự tiện lợi ấy khiến thói quen chi tiêu của người dùng; dường như quá phóng túng. Nếu muốn kiểm soát kỹ hơn và có nhiều thời gian cân nhắc cho chi tiêu, dùng tiền mặt có thể là một gợi ý hay ho cho bạn. Vì đơn giản khi những tờ tiền giấy vơi đi hay biến mất, chúng thật sự để lại một “khoảng trống” đúng nghĩa trong ví của bạn.

Dùng tiền mặt

Tìm một người bạn đồng hành

Dường như khi tập thể dục, bạn sẽ kiên trì; với chế độ vận động liên tục nếu đồng hành cùng một người khác, đúng chứ? Nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng; khi thực hành kiểm soát tài chính. McLay khuyên bạn hãy tìm một người bạn hoặc một đối tượng quan trọng; có sự kiên định cùng bạn chia sẻ kế hoạch của dự án tiết kiệm. Hai người có thể nói với nhau; về mục tiêu cá nhân và cùng kiểm tra chỉ số hoàn thành của nhau mỗi tuần một lần; hoặc vào mỗi tháng. Nếu duy trì, hai bạn có thể trở thàn;h “cặp đôi cùng tiến” đáng ngưỡng mộ trước thêm Tết sang đấy.

Cân đo đong đếm trước khi chi

Mỗi khi dự định chi tiêu cho khoản nào đó; bạn nên suy tính kỹ về giá trị và độ cần thiết của mặt hàng muốn mua. Hãy tự trả lời câu hỏi về chi phí; cơ hội phải đánh đổi giữa sự cần thiết của món hàng và mục tiêu bạn đề ra. Thật dễ dàng khi chi tiêu bằng cách quẹt thẻ; hay một ứng dụng nào đó; nhưng khi bạn bắt đầu nghĩ về cách số tiền của mình được dùng; bạn có thể cân nhắc sâu sắc hơn trước khi đầu tư vào điều gì. Hãy tập thói quen này để có lối sống tốt hơn; tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. 

cân đo tài chính

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn có thể đã thực hiện các bước để tiết kiệm đúng cách nhưng vẫn phải đấu tranh để bảo toàn vốn tài chính. Trong trường hợp này, bạn có thể nghĩ về việc chi tiền để tiết kiệm tiền.

Sau khi đã cố gắng vẫn không thể thành công đạt được mục tiêu; bạn nên cân nhắc đến việc thuê một chuyên gia giúp bạn phần còn lại. Bạn có thể tiết kiệm nhiều hơn; và chi ít hơn nếu có sự giúp đỡ.

Nỗi lo âu về tài chính là điều mà mọi người luôn gặp phải, hãy áp dụng những phương pháp mà OTEC đưa ra để có thể giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề trong cuộc sống nhé. Chúc bạn giải quyết được công việc cũng như tiền bạc thành công!

Nguồn: elle.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *