Do chất lượng và khả năng tiếp cận cao; phim Hàn Quốc đã khiến cho nhiều nhà sản xuất Trung Quốc; phải trả tiền cho bản quyền phát sóng, đầu tư và quảng cáo.
Từ hàng chục năm nay, phim truyền hình Hàn Quốc; đã là món ăn tinh thần quen thuộc với nhiều nước châu Á. Đặc biệt, khi các nền tảng chiếu phim trực tuyến như Netflix ngày càng trở nên phổ biến; thì sức ảnh hưởng của phim Hàn Quốc cũng ngày càng mở rộng. Giờ đây, người hâm mộ trong và ngoài Hàn Quốc có thể thưởng thức tác phẩm; cùng lúc trong gần như cùng một khoảng thời gian.
Tình hình thị trường phim Hàn tại Trung Quốc
Theo một báo cáo trên tờ The Korea Times; tình hình lại khác ở một thị trường khổng lồ như Trung Quốc. Kể từ khi Bắc Kinh cấm tiêu thụ văn hóa Hanllyu ở đất nước tỷ dân này vào năm 2017; vì những lý do nhạy cảm về chính trị, có vẻ như chưa có bộ phim truyền hình nào của Hàn được công chiếu chính thức tại đất nước Trung Quốc. Tuy nhiên, đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
Vào tháng 12 năm 2020; sau gần 4 năm kể từ khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đối với văn hóa Hàn Quốc ; đây là lần đầu tiên cơ quan quản lý truyền thông Trung Quốc; chấp thuận cho xứ sở kim chi hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử; tại thị trường hàng tỷ dân này . Đây có thể không phải là một tín hiệu rõ ràng rằng nội dung của Hàn Quốc có thể xâm nhập trở lại Trung Quốc.
Song, một động thái tích cực khác cần kể đến là các dịch vụ OTT; (viết tắt của Over-The-Top, thuật ngữ chỉ các ứng dụng và nội dung được cung cấp trên nền tảng Internet); của Trung Quốc đã đổ tiền đầu tư vào phim Hàn trong vài năm trở lại đây; bất chấp việc những tác phẩm đó có thể không được phổ biến tại đại lục.
Hành động nói trên có lẽ là một phần trong những nỗ lực chiến lược của công ty Trung Quốc hướng tới mục tiêu là khán giả quốc tế. Họ muốn mang đến nội dung chất lượng để cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ trong nước như WeTV, Youku hay những “gã khổng lồ” ngoài nước như Netflix, Disney+. Từ đó, các nền tảng này có thể mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường quốc tế trong bối cảnh nhu cầu về các dịch vụ chiếu video, phim trực tuyến giữa thời dịch tăng cao.
Tranh giành suất quảng cáo
Ngoài việc thu mua chương trình truyền hình Hàn, nhiều công ty Trung Quốc còn đầu tư trực tiếp vào các bộ phim nhằm giành suất quảng cáo sản phẩm xuất xứ từ đất nước tỷ dân.
Năm ngoái, WeTV đã chi ra 100 tỷ won (khoảng 91 triệu USD) cho jTBC Studio vốn là nhà sản xuất bom tấn truyền hình The World of the Married (Thế giới hôn nhân).
Hàng loạt công ty Trung Quốc tranh suất quảng cáo trong phim truyền hình Hàn. True Beauty – tác phẩm đang phát sóng trên màn ảnh nhỏ xứ kim chi gần đây – ngập tràn các cảnh quảng cáo đồ ăn Trung Quốc. Một trang web mua sắm online Trung Quốc cũng được nhắc đến trong loạt phim.
Đây không phải là lần đầu tiên các doanh nghiệp Trung Quốc thúc đẩy hoạt động marketing thông qua các phân đoạn quảng cáo trên phim Hàn.
Đổ tiền vào phim Hàn như một con dao hai lưỡi
Việc các hãng sản xuất phim ký hợp đồng tài trợ; quảng cáo sản phẩm trên màn ảnh là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại rằng các công ty Trung Quốc; vốn đang chịu sự kiểm soát từ chính phủ nước này; có thể gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phim truyền hình dưới danh nghĩa tài trợ.
“Lồng ghép quảng cáo là việc không thể tránh khỏi trong các bộ phim truyền hình. Thế nhưng, thật kỳ lạ khi nhìn thấy chữ Hán và sản phẩm tiêu dùng Trung Quốc; trong các bộ phim truyền hình Hàn bởi chúng vốn không phổ biến ở xứ kim chi. Một khi bắt gặp điều vô lý đó; tôi khó lòng tập trung vào diễn biến phim.
Đồng thời, tôi quan ngại về việc khoản đầu tư từ Trung Quốc; có thể tác động tiêu cực tới các tác phẩm truyền hình phim Hàn; và bóp méo câu chuyện theo hướng có lợi cho đất nước tỷ dân; chẳng hạn như họ có thể tuyên bố rằng trang phục truyền thống của Hàn Quốc vốn là của họ”; Lee Ye Seul – một người hâm mộ phim truyền hình bày tỏ quan điểm với tờ Korea Times.
Hãy cùng theo dõ tình hình điện ảnh quốc tế với OTEC trong các bài viết tiếp theo nhé.
Nguồn: zingnews.vn