Theo sách y học cổ truyền, tác dụng của cây ngải cứu luôn vô cùng rộng rãi. Là một cây thuốc rất tốt cho sức khỏe, giúp chữa các bệnh như: điều hòa kinh nguyệt phụ nữ, an thai, chữa đau bụng, lưu thông khí huyết … Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng cây ngải cứu đa năng để chữa nhiều bệnh. Cây ngải cứu trong dân gian còn được gọi với cái tên mỹ miều là cây nhàu, cây thuốc cứu, cây thuốc hay cây ngải cứu… Tác dụng chữa bệnh của cây cứu rất khác với nhiều loại bệnh khác. Chúng có tên khoa học Artemisia vulgaris L., thuộc họ Compositae.
Cây ngải cứu thường mọc hoang ở các vùng quê Việt Nam. Ngày nay nhiều gia đình trồng ngải cứu để làm thực phẩm, chế biến các món ăn hàng ngày. Hãy cùng OTEC tìm hiểu về những tác dụng trong chữa bệnh của chúng nhé!
Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt
Đau bụng kinh là một triệu chứng vô cùng nghiêm trọng, là nỗi khổ tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bài thuốc dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo đau bụng kinh, trễ kinh hay kinh lâu ngày.
Vào thời điểm một tuần trước chu trình kinh nguyệt, các bạn áp dụng bài thuốc như sau:
Đối với đau bụng kinh: Uống 6-12 gam nước lá ngải cứu đặc mỗi ngày. Hoặc nếu không uống được đặc, bạn có thể pha với nước sôi và uống như trà. Các bạn chia làm 3 lần uống mỗi ngày và duy trì thường xuyên.
Đối với kinh nguyệt không đều: Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt các bạn hãy uống trà ngải cứu. Công thức làm như sau: lá ngải cứu khô (10g), thêm 200ml nước, sắc còn 100ml. Chúng ta có thể cho thêm chút đường để dễ uống hơn. Mỗi ngày chúng ta uống 2 lần.
Dùng ngải cứu để sơ cứu vết thương
Các bạn lấy lá ngải cứu tươi đem đi giã nát. Tiếp đó cho thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối. Sau đó chỉ cần vo gọn lại rồi đắp lên vết thương đang chảy máu. Chúng có tác dụng cần máu nhanh, giúp giảm đau nhức ở vết thương.
Dùng để trị mụn và mẩn ngứa
Để trị mụn, làm đẹp: Lá ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát. Sau đó đem đắp lên mặt để trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch với nước.
Để chữa mẩn ngứa: Nghiền lấy nước rồi bôi lên những chỗ mẩn ngứa, hăm tã ở trẻ em.
Điều trị đau thần kinh tọa, mỏi khớp xương ở người cao tuổi, đau đầu hoa mắt
Lấy 300gam lá ngải cứu, rửa sạch, giã nát, thêm 2 thìa mật ong, vắt lấy nước uống. Dùng để uống vào buổi trưa và buổi chiều. Uống trong 1-2 tuần.
Giúp bổ máu, lưu thông máu tốt
Chuẩn bị lá ngải cứu, trứng gà và gia vị.
Lá ngải cứu đem thái nhỏ rồi trộn đều tay với 1 quả trứng gà. Sau đó cho thêm các gia vị, chiên vàng; dùng để ăn với cơm, hoặc cũng có thể ăn không.
>>> Xem thêm các bài viết về y học cổ truyền tại đây
Giúp điều trị cảm cúm, ho khan, viêm họng và đau đầu
Cách thứ nhất
Chuẩn bị 300g ngải cứu, 100g khuynh diệp và 100g lá bưởi. Sau đó đem đi nấu với khoảng 2 lít nước, rồi xông toàn bộ cơ thể trong 15 – 20 phút.
Cách thứ hai
Chuẩn bị nguyên liệu để nấu nước thuốc gồm: ngải cứu, tía tô, lá tần dầy và lá sả. Các bạn dùng uống từ 3 – 5 ngày có thể giúp giải cảm.
Một vài lưu ý
Mặc dù chúng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu các bạn lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc.
Sử dụng trong thời gian dài với liều lượng nhiều sẽ gây kích thích thần kinh. Có thể gây hưng phấn, mang đến nhiều tác dụng phụ. Như là làm chân tay run rẩy, nếu nặng hơn có thể dẫn tới co giật, nói xàm, tê liệt.
Nếu nghiêm trọng còn làm các tổn thương các tế bào não, và để lại những di chứng nguy hiểm về sau.
Giúp trị liệu viêm thoái hóa và chấn thương cơ – khớp
Tinh dầu ngải cứu có tác dụng điều trị các dây thần kinh cột sống và có thể ngăn ngừa các ảnh hưởng đến các chức năng cơ và thần kinh liên quan đến nhiều bệnh tật và bệnh mãn tính. Các liệu pháp kích thích thần kinh cột sống hoạt động liên quan đến chức năng tiêu hóa của trẻ ốm và suy dinh dưỡng. Trị liệu cơ và khớp, tăng cường sức khỏe và chống mệt mỏi. Làm thế nào để chuẩn bị. Đầu tiên, loại bỏ tạp chất trong nguyên liệu. Nhanh chóng rửa sạch các thành phần bằng nước. Sấy khô (hoặc sấy khô ở 50-60 độ C), xay và trộn đều để thu được dịch chiết. Dịch chiết sau đó được chưng cất. Thêm phụ gia và áp dụng công nghệ chưng cất tinh dầu.
Nguồn: vietcareline.com