Sinh con là một đặc ân và là niềm hạnh phúc lớn lao của người mẹ. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh phải đối mặt với vô vàn khó khăn như hay quên, đau đớn, mệt mỏi và nguy hiểm nhất là trầm cảm sau sinh. Trầm cảm là một bệnh lý về tinh thần, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, căng thẳng hay trằn trọc, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, chị em mắc bệnh này do đâu và cách điều trị tốt nhất để không mắc phải căn bệnh này.
Bạo hành hoặc mâu thuẫn gia đình
Tác nhân:
Phụ nữ sau sinh rất nhạy cảm và dễ có những suy nghĩ lung tung. Nếu họ có tiền sử bị lạm dụng; tiếp tục bị bạo lực sau khi sinh hoặc có những xung đột gia đình chưa được giải quyết khiến họ bị căng thẳng và ốm đau. Phụ nữ sống trong gia đình không yên ấm; vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn; cãi vã; mẹ chồng nàng dâu không thể giải quyết khiến họ luôn cảm thấy căng thẳng; mệt mỏi dẫn đến trầm cảm.
Cách điều trị:
Tình huống quan trọng nhất là vai trò của người thân; người chồng và các thành viên khác trong gia đình. Cần can thiệp kịp thời để ngăn chặn bạo lực; giải quyết mâu thuẫn; không để mâu thuẫn tích tụ. Phải tạo ra một môi trường văn hóa; khoa học; quan tâm đến người mẹ và trẻ sơ sinh khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: Phương pháp phòng bệnh
Sinh con ngoài ý muốn
Tác nhân:
Sinh con ngoài ý muốn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng những người phụ nữ sinh con ngoài ý muốn có tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm lên đến 85%. Sinh con ngoài ý muốn khiến họ chịu áp lực rất lớn; họ luôn căng thẳng và lo lắng; tâm lí không ổn định.
Những người phụ nữ còn quá trẻ chưa sẵn sàng làm mẹ; những người phụ nữ vì một lí do nào đó mà phải sinh con như bị cưỡng hiếp; bị ép buộc; tâm lí không được giải tỏa khiến họ trầm cảm. Có một trường hợp nữa gây trầm cảm rất nhiều đó là sinh con không như ý; những người phụ nữ bị áp lực phải sinh một thằng con trai nối dõi nhưng sinh liên tiếp con gái khiến họ mệt mỏi; căng thẳng và mắc phải căn bệnh này.
Cách điều trị:
Trong trường hợp này, những người xung quanh phải luôn động viên kịp thời; người chồng không được áp lực và phải luôn động viên vợ. Bản thân người bệnh phải đối mặt và cố gắng làm mọi thứ nhẹ nhàng nhất có thể. Hãy nghĩ rằng bạn may mắn hơn hàng ngàn người khác muốn có con nhưng không thể; hoặc nghĩ bạn là thiên thần nhỏ mà Thượng đế đã gửi đến cho chúng ta để biến thiên thần này không còn khó khăn và nản lòng.
Do lo lắng quá nhiều
Tác nhân:
Lo lắng quá nhiều, lo lắng về kinh tế, về thân hình xồ xề đầy mỡ; về sức khỏe của con; về chuyện gia đình… khiến người phụ nữ suy nghĩ; áp lực và dần dần họ cảm thấy bất lực; mệt mỏi đè nặng không sao thoát ra được. Họ lúc nào cũng cảm thấy có gánh nặng rất lớn đè lên mình và lo lắng đó khiến họ không ăn được; không ngủ được và dần dần trầm cảm lúc nào không hay.
Cách điều trị:
Lúc này quan trọng là ở bản thân người bệnh phải để tâm lí mình thật thoải mái; hãy suy nghĩ tích cực bởi không có vấn đề gì không giải quyết được. Có thể chia sẽ nổi lo lắng của mình với bạn bè, người thân hoặc bác sĩ tâm lí để họ cho bạn các lời khuyên hữu ích giúp bạn vững vàng trong tâm lí và thoải mái nhìn nhận mọi việc.
Khó khăn trong việc chăm sóc con
Tác nhân:
Những đứa trẻ sinh ra bụ bẫm, khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì người mẹ đỡ phải gánh chịu áp lực. Nhưng nếu đứa trẻ đó sinh ra không may bị dị tật, mắc bệnh, ốm đau, lười bú, quấy khóc khiến người mẹ lúc nào cũng căng như dây đàn vì áp lực, vì suy nghĩ. Con không được khỏe mạnh, ngoan ngoãn khiến mẹ mất ngủ; khiến người mẹ cảm thấy mình bất lực; vô tích sự và dần dần mất hứng thú với cuộc sống.
Cách điều trị:
Lúc này là lúc người mẹ cần nhất sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè đặc biệt là chồng để cùng hỗ trợ chăm sóc đứa trẻ; hướng dẫn người mẹ chăm sóc con, động viên người mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nếu đứa trẻ gặp các vấn đề nghiêm trọng hãy đưa đến gặp bác sĩ để bác sĩ giúp đỡ, hỗ trợ và có cách điều trị hiệu quả.
Thiếu dinh dưỡng
Tác nhân:
Sau khi sinh con người mẹ dành hầu hết thời gian, sức lực vào việc chăm sóc đứa trẻ mà quên đi bản thân. Những người phụ nữ không chú trọng chăm sóc bản thân, không ăn uống đầy đủ, không ăn đúng giờ đúng giấc và không đủ chất khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, cơ thể thiếu đi sức lực, suy nhược khiến lúc nào cũng rơi vào tình trạng mệt mỏi, ốm yếu và hệ lụy tiếp theo chính là trầm cảm.
Cách điều trị:
Giải pháp tốt nhất khắc phục đó là bổ sung dinh dưỡng hợp lí, chú trọng khẩu phần ăn đúng và đủ chất khiến cơ thể có sức sống, có sức lực để thực hiện các công việc liên quan. Nên uống viên đa sinh tố mỗi ngày và ăn nhiều trái cây, rau quả cho cơ thể có sức đề kháng.
Làm việc quá tải và thiếu sự quan tâm
Tác nhân:
Nhiều người phụ nữ mặc dầu mới sinh xong, cơ thể còn rất yếu nhưng phải làm rất nhiều công việc quá tải mà không được giúp đỡ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, đơn độc và thiếu hứng thú sống. Họ dù cơ thể yếu nhưng đã phải làm rất nhiều việc nặng quá sức, cơ thể lúc nào cũng có một gánh nặng đè nặng. Những người thân, bạn bè, đặc biệt là chồng thiếu sự quan tâm, chia sẻ cho họ khiến họ suy nghĩ mệt mỏi và mắc phải căn bệnh trầm cảm là điều dễ hiểu.
Cách điều trị:
Giải pháp hiệu quả đó là phải nghỉ ngơi hợp lí, dành thời gian cho giấc ngủ, hạn chế làm các công việc nặng, đừng làm quá nhiều công việc trong một ngày. Những người xung quanh cần luôn tâm sự, chia sẻ, quan tâm, động viên họ để họ vượt qua giai đoạn này.
Yếu tố di truyền
Tác nhân:
Yếu tố di truyền cũng liên quan rất lớn tới căn bệnh trầm cảm. Những người trong gia đình có tiền sử mắc căn bệnh trầm cảm thì người phụ nữ sau sinh rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Cách điều trị:
Tốt nhất lúc này chính là sống khoa học, môi trường sống lành mạnh, luôn vui vẻ, có thể dùng thuốc chống trầm cảm. Để ý những dấu hiệu sớm nhất để phát hiện và ngăn ngừa kịp thời dấu hiệu của bệnh. Cùng người thân động viên chia sẻ vượt qua giai đoạn khó khăn và căn bệnh nguy hiểm này.
Sau sinh áp lực, mệt mỏi, đau đớn, xuống sắc và hơn thế nữa là giai đoạn khó khăn và nguy hiểm mà phụ nữ phải trải qua khi sinh con. Bản thân và những người xung quanh cần có những giải pháp hợp lí giúp phụ nữ vượt qua để đảm bảo sức khỏe, tâm lí cho cả hai mẹ con.
Trên đây là Tổng hợp 8 tác nhân và phương pháp điều trị bệnh trầm cảm sau sinh. Otec hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
Nguồn: toplist.vn