Văn hóa treo tranh trang trí trong ngày Tết của ông bà xưa
Đời Sống Văn Hóa

Văn hóa treo tranh trang trí trong ngày Tết của ông bà xưa

3 phút, 18 giây để đọc.

Tranh dân gian hay được treo vào ngày Tết xưa. Trước đây, Tết đến xuân về, từ thôn quê đến thành thị, từ miền núi đến hải đảo, người Việt đã quen với văn hóa chơi tranh Tết. Tranh Tết là một trong những nghi thức trang trí ngày Tết mà ông bà xưa hay thực hiện. Nó đặc biệt phổ biến ở các vùng quê rộng lớn của nước ta.

Phong tục treo tranh Tết

Vào những ngày cuối tháng 12 âm lịch, người Việt Nam có truyền thống đi chợ Tết để mua sắm các mặt hàng Tết; đó là các loại lá gói bánh chưng, mật ong, hoa vàng, câu đối. Trong số đó, một thứ không thể không kể đến đó là tranh Tết. Từ những năm 1980 trở về trước, tranh Tết phổ biến nhất là tranh dân gian. Chủ yếu gồm hai dòng tranh là tranh Đông Hồ và Hàng Trống.

Tranh dân gian trong dịp lễ hội mùa xuân không chỉ là tác phẩm nghệ thuật tạo hình đương đại; mà còn mang tính tâm linh, tín ngưỡng của người dân đã có từ hàng trăm năm nay. Nó phản ánh đời sống tinh thần phong phú, bao gồm cả nội dung và hình thức. Thể hiện qua những đường nét nhiều màu sắc do các nghệ nhân, thợ thủ công trong nhân dân sáng tạo ra.

Tranh trang trí ngày Tết là những bức tranh chứa đựng lời cầu chúc hạnh phúc, cầu bình an; thể hiện niềm khao khát năm mới, thiên đường dành cho những người tử tế; cầu mong mọi gia đình luôn ấm no, hạnh phúc. Trên bàn thờ tổ tiên, lễ bài trí bài vị, bàn thờ, bát hương, câu đối đối xứng, câu đối; bức tranh Tết được trang trí vuông vắn, hai lọ hoa, tứ quý và các đồ trang trí đối xứng trong gia đình.

Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ là một loại tranh in mảng, nét, kích cỡ nhỏ không lớn như tranh Hàng Trống; màu sắc của tranh Đông Hồ rực rỡ trong sáng và có một số màu cơ bản như đỏ, xanh, vàng, nâu, đen.  Dòng tranh Đông Hồ có nội dung rất phong phú. Chủ yếu đi sâu miêu tả tính chân thực cuộc sống đời thường trong mối quan hệ giữa người với người; và giữa người với thiên nhiên thể hiện tính nhân quả “thiên địa nhân” cầu an, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài. Nhiều bức tranh nói lên nỗi niềm khát khao được hạnh phúc; ấm no ước nguyện, giàu có yên lành; trồng cây thì cây tốt, chăn nuôi thì sinh sôi nảy nở béo khỏe; và sâu xa hơn nữa mong sao tình làng nghĩa xóm hòa thuận, đoàn kết, an khang, thịnh vượng.

Tranh Hàng Trống

Tranh Hàng Trống

Ở đất thánh Kinh Thành, người dân cũng rất quen thuộc yêu mến tranh Hàng Trống. Dòng tranh mà cách đây hàng thế kỷ nó đã đi vào tâm thức của người dân Hà Nội. Bên cạnh vẻ đẹp chân chất thôn quê bình dị của tranh làng Hồ; thì tranh Hàng Trống lại có một nét riêng đó là cách thức thể hiện của tranh rất mềm mại, uyển chuyển, duyên dáng; mượt mà có sức hấp dẫn như thiếu nữ đô thành.

Cách đây mấy thập kỷ trở về trước, nhiều người dân Hà Nội mỗi khi đi sắm tết. Người ta cũng không quên mua vài bức tranh như là tứ bình, nhị bình, tố nữ, cá “Lý ngư vọng Nguyệt” để về trang trí đón xuân. Có thể nói dòng tranh Hàng Trống là loại tranh bước gần tới tính hiện đại của nghệ thuật tạo hình đương đại; nhưng vẫn giữ được tính dân tộc và rất trữ tình.

OTEC hi vọng sẽ đem đến nhiều bài viết về văn hóa hữu ích cho các bạn.

Nguồn: vanhoadoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *