Những nét đặc sắc trong văn hóa vùng Tây Nguyên
Đời Sống Văn Hóa

Những nét đặc sắc trong văn hóa vùng Tây Nguyên

3 phút, 12 giây để đọc.

Tây Nguyên được biết đến với nhiều sắc thái văn hóa đa dạng, phong phú; thể hiện qua sự quý giá của văn học truyền khẩu, nghệ thuật cồng chiêng hay các lễ hội truyền thống đặc sắc. Vùng Cao nguyên miền Trung rất đáng để khám phá và tìm hiểu. Vẻ đẹp của vùng cao nguyên và con người tạo nên những đặc điểm văn hóa nổi bật.

Màu sắc độc đáo trong văn hóa lễ hội

Màu sắc độc đáo trong văn hóa lễ hội

Có thể nói, lễ hội là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong văn hóa vùng cao nguyên. Những lễ hội mang màu sắc độc đáo không chỉ bao hàm tinh hoa văn hóa vật thể và phi vật thể của mỗi dân tộc, tộc người, làng xã; mà còn thể hiện sức mạnh tinh thần của nhân dân vùng Tây Nguyên.

Khi đến với lễ hội Tây Nguyên, mọi người sẽ được nghe tiếng cồng chiêng cổ nhất; âm thanh hay nhất trong buôn làng. Được ngắm nhìn cô gái trẻ tiến về phía xoang và theo nhịp trống. Đứng sừng sững trên vùng cao lộng gió, chiêm ngưỡng những giàn thờ bằng tre đủ màu sắc.

Ngoài ra, bạn còn được ngắm nhìn những bộ trang phục và đồ trang sức đẹp nhất, quý giá nhất; được tìm hiểu văn hóa ẩm thực, trong hơi men ấm áp. Có thể kể ra một số lễ hội tiêu biểu ở Tây Nguyên là lễ cơm mới và lễ cúng bến.

Cồng chiêng cũng là một yếu tố tô điểm thêm vẻ đẹp cho văn hóa vùng Tây Nguyên

Cồng chiêng cũng là một yếu tố tô điểm thêm vẻ đẹp cho văn hóa vùng Tây Nguyên

Ngoài lễ hội độc đáo thu hút đông đảo du khách đến tìm hiểu và khám phá, cồng chiêng còn là yếu tố tô điểm cho văn hóa Tây Nguyên. Từ lâu, cồng chiêng được biết đến là biểu tượng cho sự tích hợp các giá trị văn hóa đa dạng của dân tộc; và thể hiện giá trị nghệ thuật độc đáo. Tiếng cồng chiên không chỉ dừng lại ở đó; mà còn được coi là ngôn ngữ chính của con người để giao tiếp với thần linh và thế giới siêu nhiên.

Chiêng đã đem lại những điều thiêng liêng cho cuộc sống của con người nơi đây, khiến người ta như cảm thấy được sống trong một không gian thanh cao, tâm linh và huyền ảo. Bên cạnh đó, tiếng cồng chiêng còn đem đến cho đời sống của người Tây Nguyên sự lãng mạn. Chính sự ý nghĩa và độc đáo của tiếng cồng chiêng đem lại cho người dân Tây Nguyên; UNESCO đã công nhận đây là một kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Giá trị của sử thi

Trong kho tàng văn hóa vùng Tây Nguyên thì không thể nào thiếu được giá trị của sử thi. Có thể nói rằng, sử thi Tây Nguyên là một giá trị tinh thần cao đẹp. Được đồng bào nơi đây lưu giữ trong trí nhớ và được diễn xướng trong các sinh hoạt cộng đồng. Sử thi hình thành trên nền tảng văn hóa, văn nghệ dân gian thời sơ sử và cổ đại; trước hết trên nền tảng thần thoại.

Thần thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống. Do đó, thần thoại thường gắn liền với phong tục, tập quán; các nghi lễ truyền thống và ca múa nhạc nguyên thủy. Tây Nguyên được mệnh danh là chiếc nôi của sử thi Việt Nam với trên 20 sử thi của các bộ tộc khác nhau; đặc biệt là “khan Đam San” của người đồng bào dân tộc Êđê.

OTEC là nơi sẽ cung cấp nhiều bài viết hữu ích đến các bạn độc giả.

Nguồn: vietnamtours247.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *